Working Hours Monday - Friday 08:00-16:00
Toll Free 1800.899.900

Cẩm nang xây dựng

Cách bố trí nội thất nhà bếp hợp lý

Nhà ống, hay còn gọi là nhà lô phố là kiểu kiến trúc khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Đặc trưng của phòng bếp trong thiết kế nhà ống là:

  • Diện tích khiêm tốn
  • Chiều ngang tương đối hẹp và có chiều dài.
  • Hạn chế về ánh sáng tự nhiên và không gian để mở cửa sổ.
  • Mặt thoáng chủ yếu là phần mặt tiền và mặt hậu.

Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn bố trí nội thất phòng bếp sao cho phù hợp nhất với kiến trúc nhà ống của mình.

Thiết kế tủ bếp thông minh, tiện lợi

Diện tích bếp eo hẹp không cho phép bạn bày trí đồ gia dụng bừa bãi, khi đó những chiếc tủ bếp thông minh sẽ giúp ích bạn rất nhiều. Bạn nên sử dụng một số phụ kiện thông minh cho tủ bếp để đa dạng hóa công năng sử dụng như tủ kho để chứa đồ khô, giá để bát đĩa có thể nâng lên hạ xuống để tiện lợi nhất trong quá trình sử dụng và đảm bảo tuổi thọ lâu dài của sản phẩm.

Ngoài ra, kết hợp tủ bếp ngăn hở xen kẽ hoặc làm cánh tủ kính cũng giúp khu tủ bếp của bạn trông sẽ sáng sủa, hiện đại hơn rất nhiều. Với một số các loại thiết bị máy móc gia dụng như bếp từ, tủ lạnh hay lò vi sóng, thiết kế âm tủ sẽ khiến phòng bếp nhà ống trông rộng rãi hơn, thuận tiện cho quá trình di chuyển trong khi nấu nướng.

Bếp ăn hướng ngoại

Bếp ăn luôn sáng sủa và thân thiện thế này sẽ giúp xóa tan những mệt mỏi, nóng bức của các chị em nội trợ. Ánh sáng tự nhiên kết hợp với màu trắng chủ đạo là hai yếu tố giúp căn bếp nhà ống vẫn đảm bảo sự thoáng đãng trong một không gian khá chật hẹp.

Nhược điểm có những căn hộ thiết kế dạng ống là không đón được ánh sáng từ mặt bên để làm cửa sổ. Hãy khắc phục điều này bằng cách thiết kế giếng trời hoặc trần xuyên sáng và bố trí ngay trên bếp nấu để một phần mùi thức ăn được giải phóng đồng thời cung cấp ánh sáng vừa đủ để khiến gian bếp không bị tù túng, tối tăm.

Thường xuyên bố trí những chậu cây xanh hoặc cắm một lọ hoa nhỏ trên bàn ăn vào đầu tuần cũng khiến cho không gian bếp của các bà, các mẹ luôn tươi sáng, thanh thoát. 

Sử dụng bàn và ghế ăn phù hợp với không gian

Với những ngôi nhà nhỏ đến mức không có đủ không gian cho bàn ăn cố định thì sử dụng các món nội thất đa năng hay nội thất di động có thể cất gọn sau khi sử dụng là giải pháp vô cùng thông minh.

Quầy bar trở thành ranh giới tự nhiên phân chia khu vực khách – bếp

rong thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống, phong cách thiết kế hiện đại, bài trí đơn giản nên được ưu tiên lựa chọn bởi khả năng tiết kiệm tối đa diện tích sử dụng, tạo không gian rộng rãi cho căn phòng. Với đặc điểm nhà hẹp, thiết kế phòng khách liên thông với phòng ăn – bếp nấu cũng là một gợi ý thông minh. Điều này sẽ giúp cho phòng bếp lấy được ánh sáng từ phòng khách, làm giảm bớt sự ngột ngạt trong quá trình nấu nướng cho người nội trợ, giúp cho căn phòng trở nên rộng hơn, thoáng hơn.

Một ngôi nhà thẳng đuột, các phòng được sắp xếp tương tự nhau sẽ gây nên cảm giác nhàm chán. Sự đa dạng trong thiết kế, tạo điểm nhấn cho từng không gian là một cách để mang đến vẻ sinh động, ấn tượng cho không gian nội thất. Đối với nhà ống, bạn có thể tận dụng ngay quầy bar của tủ bếp để làm ranh giới tự nhiên ngăn chia hai khu vực. Ngoài ra, dùng thảm trải sàn hoặc đèn trần cũng khiến không gian có sự tập trung, cô đọng và tránh gây cảm giác đơn điệu.

Nguồn: Internet